Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Sổ tiết kiệm lai suat khong ky han không rút được tiền sau 30 năm

Những ngày gần đây, mạng xã hội nóng lên với câu chuyện về sổ tiết kiệm lai suat khong ky han không rút được tiền sau 30 năm của bà Lê Thị Bích Thủy (ngụ Bình Thạnh, TP.HCM). Bà có khoản tiền gửi tại Quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa của Ngân hàng Nhà nước VN.

Hành trình rút sổ tiết kiệm lai suat khong ky han sau 30 năm


Năm 1983, theo sự vận động của tổ dân phố nơi sinh sống, bà Thủy gửi tiết kiệm 270 đồng (mệnh giá thời điểm đó) vào Quỹ tiết kiệm chi nhánh Bà Chiểu, địa điểm lãnh tiền tại Kho bạc Nhà nước ở địa chỉ 368 Bạch Đằng, P.14, Q.Bình Thạnh.

Theo sổ tiết kiệm bà Thủy vẫn còn giữ, số tiền gửi này được chia thành hai lần, lần thứ nhất vào ngày 17-9-1983 trị giá 150 đồng và lần gửi thứ hai vào ngày 1-10-1983 là 120 đồng.

Trong trí nhớ của bà Thủy, số tiền này tương đương năm tháng lương của một công chức và đáng giá tiền sinh hoạt nhiều tháng của một gia đình đông người.

Ngày 8-10-2014, bà Thủy đến cơ sở Bạch Đằng, hiện là Kho bạc Nhà nước Q.Bình Thạnh, để lãnh tiền tiết kiệm theo quy định lúc bà làm sổ tiết kiệm, nhưng nơi đây cho biết kho bạc không còn có nhiệm vụ này nữa mà hướng dẫn qua “Ngân hàng Công thương ở đường Đinh Tiên Hoàng”.

Theo lời chỉ dẫn trên, bà Thủy tìm đến Ngân hàng Sài Gòn Công thương (Saigonbank) trên đường Đinh Tiên Hoàng, Q.Bình Thạnh. Nhân viên ở đây cho biết đúng là trụ sở trước đây của quỹ tiết kiệm nhưng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Sau nhiều biến chuyển, Saigonbank chi nhánh Bà Chiểu chỉ tiếp nhận trụ sở, còn quỹ tiết kiệm, nơi bà Thủy gửi tiền, được chuyển về Ngân hàng Công thương (VietinBank) chi nhánh 7 có phòng giao dịch trên đường Phan Đăng Lưu, Q.Bình Thạnh.

Chiều 4-11, bà Thủy đến VietinBank chi nhánh 7 để biết số phận của cuốn sổ tiết kiệm lai suat khong ky han. Tiếp nhận cuốn sổ, cô giao dịch viên khá bất ngờ vì “chưa thấy bao giờ”.

Dù ngả màu vàng nhưng nội dung ghi rõ là sổ tiết kiệm lai suat khong ky han và có thưởng. Quy định cũng ghi rõ số tiền gửi ít nhất là 1 đồng, vì vậy số tiền bà Thủy gửi thời điểm đó chắc chắn khá lớn.

Trong phần quy định tiền lãi, tiền thưởng ghi: cuối mỗi năm quỹ tiết kiệm tính lãi và nhập vào vốn của người gửi tiền. Trong khoảng thời gian từ tháng một đến tháng ba năm sau, người gửi cần đem sổ tiết kiệm đến nơi gửi tiền để quỹ tiết kiệm ghi nhập lãi vào vốn.

sổ tiết kiệm lai suat khong ky han
Hai sổ tiết kiệm lai suat khong ky han của bà Thủy


Đại diện chi nhánh ngân hàng thừa nhận “tại chi nhánh này đã tiếp nhận nhiều trường hợp gửi tiền ngân hàng lâu năm quay lại làm thủ tục, nhưng cũ như trường hợp bà Thủy thì chưa có!”.

Bà Thủy kể: “Cô nhân viên giải thích do năm 1985 Nhà nước có thực hiện đổi tiền theo tỉ giá 10 đồng tiền cũ bằng 1 đồng tiền mới, nên khoản tiền 270 đồng của tôi còn 27 đồng, không phát sinh lãi gì. Vì số tiền này thấp hơn tiền duy trì tài khoản theo quy định nên khoản tiền trong sổ bị trừ còn 0 đồng. Sổ hiện chỉ còn có giá trị làm kỷ niệm”.

Theo đại diện phòng giao dịch VietinBank chi nhánh 7, thỉnh thoảng ngân hàng cũng nhận được sổ tiết kiệm cũ, nhưng cuốn sổ này chưa thấy bao giờ.

Những tài khoản giao dịch tại chi nhánh ngân hàng đều được lưu giữ thông tin và có thể tra cứu trên hệ thống.

Trường hợp hơn mười năm, người gửi tiền quay lại rút tiền cũng có, ngân hàng cũng tìm ra được nhưng số tiền chỉ còn vài chục ngàn đồng do lạm phát quá cao, lãi suất thấp nên giá trị đồng tiền giảm.

“Tiền của khách hàng gửi ngân hàng phải trả là điều hiển nhiên, nhưng thực tế có rất nhiều tài khoản ban đầu cũng có thể vài trăm ngàn, nhưng cùng thời gian số tiền đó không còn là bao, sau đó người gửi cũng bỏ luôn” - vị đại diện cho biết.

Ý kiến người dân và bài học rút ra từ một ngân hàng Pháp


Trước đây phần lớn người dân đi gửi tiền tiết kiệm hay mua các dạng công trái trong tinh thần đóng góp xây dựng đất nước nên ít ai để ý đến lãi thế nào.

Về nguyên tắc, những sổ tiết kiệm này dù bao năm đi nữa trách nhiệm của ngân hàng phải lưu trữ, xác minh hồ sơ, chứng từ để luôn bảo đảm chi trả cho người dân, dù người dân quên 20-30 năm thì vẫn phải cộng dồn lãi suất và tính toán đúng.

Thực tế, do đồng tiền mất giá, người gửi tiết kiệm lại không đến điều chỉnh một thời gian dài dẫn đến giá trị cuốn sổ tiết kiệm giảm dần theo thời gian. Vấn đề là cách chi trả thế nào để người gửi tiền cảm thấy được chia sẻ.

Đối với một ngân hàng của Pháp có chi nhánh tại Hà Nội, họ đã từng chi trả tiền tiết kiệm cho một khách hàng Việt Nam gửi tiết kiệm từ năm 1953 cách đây vài năm. Số tiền chi trả được tính theo giá lạm phát hằng năm cộng lãi suất của kỳ hạn tương ứng kỳ hạn gửi của khách hằng hằng năm nên sau hơn 50 năm, giá trị của sổ tiết kiệm đó không hề giảm sút.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét